Chú thích Tú_Xương

  1. Tú Xương tác phẩm giai thoại, Nguyễn Văn Huyền (chủ biên), Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh, 1986, lời giới thiệu
  2. Bài này được Trần Lê Văn đăng trong "Tú Xương: "Khi cười khi khóc khi than thở"", Nhà xuất bản Lao động, 2000.
  3. Vì ba năm thi một lần nên nhiều tài liệu chép nhầm là khoa Ất Dậu (1885). Thực ra, năm ấy xảy ra sự biến Tôn Thất Thuyết đánh úp quân Pháp ở Huế rồi bị thất bại, vì thế khoa thi năm ấy bị bãi không tổ chức được. Vua Đồng Khánh lên ngôi, năm sau (1886) mới mở tiếp, gọi là ân khoa.
  4. Người Pháp sợ tổ chức thi ở Hà Nội tụ tập nhiều người dễ dẫn đến biến động không kiểm soát được, nên từ khoa 1886 trở đi, sĩ tử Bắc Kỳ phải về thi cả ở trường thi Nam Định.
  5. Vợ chồng toàn quyền Doumer và công sứ đến dự (hai câu này Tú Xương tả chúng đến chúng ra như choán hết cả trời đất nước Nam).
  6. Tức là khoa Đinh Dậu (1897).
  7. Mụ đầm bệ vệ ngồi trên, nhấp nhổm, ngọ nguậy bộ mông, còn các cử nhân tân khoa thì quỳ lạy ở dưới, nghểnh cổ trông lên.
  8. Ông cò hay cẩm, viên chức Pháp đứng đầu lực lượng cảnh sát trong một thành phố đều do chữ "commissaire" đọc chệch ra.
  9. Vì muốn lợp lại phải làm đơn xin phép, nộp lệ phí rất phiền hà.
  10. Câu này ý nói: từ 8 giờ tối, thiết quân luật, không ai được ra đường.
  11. Thẻ là giấy chứng nhận nộp thuế và là giấy thông hành, ai ra ngoài quên không mang sẽ bị phạt khá nặng.
  12. Nhà nào ở phố có chó để chạy ra đường cũng bị phạt.
  13. Đi xia: đi đại tiện. Thời ấy thành phố không có nhà vệ sinh công cộng, nhưng nếu cảnh sát bắt được ai đi ngoài thì người đó bị phạt nặng.
  14. Lũ nhơ bẩn, bọn gắp phân. Trước đây người ta thường phóng uế bừa bãi ở bờ ruộng, ven đường. Những người nghèo túng đi gắp phân về bón ruộng hoặc bán lấy tiền, xã hội cũng thường khinh rẻ họ. Ở đây Tú Xương đặc tả họ nhằm ngụ ý đả kích bọn quan lại bấy giờ.
  15. Vũ Tuân đương cậy cục Hoàng Cao Khải để được bổ làm quan. Tú Xương làm và đọc khi Vũ Tuân đến chơi và đòi nghe thơ
  16. Các dụng cụ của người lấy phân.
  17. Tả các động tác lấy phân nhưng có ý ám chỉ bọn quan lại bưng lễ, hót tiền của dân. Đang chờ chờ người ta đi xong để lấy phân, đây ám chỉ những kẻ chờ được bổ quan.
  18. ôm đít động tác đi đại tiện. Có thể hiểu là ôm đít Tây (Pháp), hầu hạ làm tay sai cho Tây. Về hai câu kết, nhà thơ thuật lại với bạn là Trần Tích Phiên rằng, khi đó ông nghĩ đến Hoàng Cao Khải, đang bắt dân thờ làm thành hoàng sống làng Thái Hà, Hà Nội.